Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị tự kỷ ở trẻ các bậc phụ huynh nên nắm rõ để bảo vệ cho sự phát triển bình thường, khỏe mạnh của bé. Theo như thống kê trên thế giới, trung bình 100.000 trẻ sẽ có 1 bé bị tự kỷ và tỷ lệ bé nam mắc nhiều hơn bé gái khoảng 3/4. Trẻ bị bệnh này thường bộc lộ nhiều ở những tháng cuối của năm đầu kể từ khi chào đời, rõ rệt vào năm 2 – 3 tuổi. Vì thế, bố mẹ chú ý sớm nhận biết những triệu chứng tự kỷ ở con để có những phương pháp quan tâm, chăm sóc và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân tự kỷ ở trẻ
Cho đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa có kết luận cụ thể về những nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh tự kỷ. Tuy nhiên một số nhân tố góp phần gây nên chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ là tổn thương não, di truyền, sinh non, ngạt khi sinh, khuyết tật tâm thần, vàng da, sang chấn sản khoa, động kinh, khi mang thai mẹ bị nhiễm virus hoặc độc tố,… Ngoài ra, đối với những trẻ được phụ huynh bao bọc kỹ lưỡng trong cuộc sống dư thừa vật chất nhưng lại không được thoải mái tiếp xúc, giao tiếp, hoạt động, tương tác với thế giới, bạn bè,… bên ngoài cũng rất dễ dẫn đến bệnh tự kỷ nặng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ
Những dấu hiệu về bệnh tự kỷ như sau: thích chơi một mình, chậm nói, không cười, biết nói rồi ngừng hẳn, quá say mê với một đồ vật nào đó, không tiếp xúc bằng ánh mắt với mọi người, hành động lặp đi lặp lại nhiều lần, thích sắp xếp đồ chơi hoặc vật dụng thật gọn gàng ngăn nắp kỳ lạ và thể hiện thái độ giận dữ, hung hăng khi sắp xếp đó bị đảo lộn,… Với những biểu hiện này, phụ huynh nên nắm rõ để có sự can thiệp và điều trị càng sớm càng tốt, giúp chúng trẻ hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng. Nếu trẻ được phát hiện bệnh tự kỷ trong khoảng thời gian từ 18 – 36 tháng tuổi và được điều trị đúng cách sẽ có 30% cơ hội hồi phục, trở lại với cuộc sống bình thường. Còn qua độ tuổi này thì mọi việc sẽ trở nên khó khăn và tốn nhiều thời gian để điều trị.
Phương pháp điều trị
Bác sĩ và phụ huynh cùng nhau phối hợp tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc, giao tiếp với nhiều người xung quanh,...
Bệnh tự kỷ sẽ được điều trị khác nhau tùy theo những biểu hiện bệnh ở trẻ. Ngày nay, cách điều trị tự kỷ hữu hiệu nhất chính là phương pháp tâm lý, chủ yếu là sự hợp tác chính của gia đình và người thân. Điển hình là phương pháp thiết lập và định hướng cho trẻ phát triển nhân cách cá nhân, tâm lý như những trẻ bình thường. Bác sĩ và phụ huynh cùng nhau phối hợp tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc, giao tiếp với nhiều người xung quanh, thiết lập tình cảm với các thành viên trong gia đình như bố mẹ, ông bà, anh chị em, thầy cô, bạn bè. Bên cạnh đó, gia đình cũng nên dạy trẻ nói chuyện và phát triển ngôn ngữ, rèn luyện cho bé ý thức tự khẳng định bản thân.
Thêm vào đó, nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ cần được bổ sung những dưỡng chất cần thiết như magiê, omega3, vitamin B12, vitamin B6, vitamin C, vitamin A, acid folic,… Tuy nhiên cần tránh dị ứng thực phẩm để giảm thiểu những chấn động cho hệ thống thần kinh. Bên cạnh đó, trẻ cũng cần được bổ sung thuốc bổ thần kinh và chống suy nhược để ổn định, tránh để bé xúc động quá khiến thần kinh bị tổn hại.
Phòng ngừa tự kỷ ở trẻ
Để phòng ngừa chứng tự kỷ ở trẻ, vào thời kỳ mang thai mẹ bầu nên chú ý giữ gìn sức khỏe, ăn uống lành mạnh, thể dục đều đặn, tránh uống rượu, hút thuốc lá, hoặc dùng nhiều mỹ phẩm nhằm hạn chế nguy cơ đẻ non, nhiễm độc, dị tật,… Sau khi chào đời, bố mẹ nên dành nhiều thời gian chăm sóc, chơi đùa, trò chuyện với trẻ để chúng cảm nhận được yêu thương, quan tâm nhằm thúc đẩy giúp tâm lý bé phát triển tốt, không nên để bị chấn động tâm lý hoặc não bộ.
Khi trẻ bị mắc bệnh tự kỷ, với thái độ ân cần, quan tâm chăm sóc của bố mẹ và người thân chính là chiếc cầu vững chắc đưa bé về với cuộc sống bình thường, ngược lại với những cử chỉ, hành động kỳ thị cũng đủ khiến bé và gia đình rơi vào vô vọng. Khi phát hiện trẻ bị tự kỷ, phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đi khám và điều trị đúng cách và kịp thời.
Babymart.vn/Tổng hợp