Những tác hại khi trẻ bị thiếu ngủ

Những tác hại khi trẻ bị thiếu ngủ đó chính là dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh hô hấp, tim mạch,  béo phì, ảnh hưởng đến trí nhớ, chức năng của hệ thống miễn dịch bị suy giảm,… Điều này đã được chứng minh bởi các nhà khoa học Mỹ. Bên cạnh việc thiếu ngủ, chứng rối loạn nhưng thở khi ngủ cũng ảnh hưởng rất lớn sự phát triển bình thường của trẻ. Do vậy, phụ huynh cần chú ý cho trẻ ngủ đúng giờ và dậy khi đủ giấc để đảm bảo cho sức khỏe của bé luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.

Dưới đây là 2 nhân tố gây hại sức khỏe của bé từ giấc ngủ và cách phòng tránh
1. Thiếu ngủ
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ từ 5 – 6 tuổi thì cần ngủ 10,5 giờ/ngày mới đủ giấc. Vì thế, nếu bé không được ngủ đủ giấc sẽ dễ dẫn đến nguy cơ béo phì 60 – 100% khi vào thời điểm 15 tuổi. Bên cạnh đó, ngủ ít sẽ ảnh hưởng đến tuyến giáp của trẻ, hooc môn căng thẳng gia tăng gây ra tình trạng sớm giảm sút trí nhớ, hệ thống miễn dịch hoạt động kém và dễ mắc các bệnh về tim mạch.
Những tác hại khi trẻ bị thiếu ngủ
Vì thể để hạn chế những nguy cơ mắc bệnh của trẻ từ việc thiếu ngủ, phụ huynh cần thiết lập cho trẻ thói quen sinh hoạt và ngủ nghỉ đúng giờ để luôn đảm rằng giấc ngủ của chúng được đáp ứng đủ mỗi ngày. Dưới đây là định lượng giấc ngủ đủ giấc của trẻ ở từng độ tuổi như sau:
- Trẻ từ 18 tháng đến 3 tuổi cần ngủ 12 – 14 giờ/ngày
- Trẻ từ 3 đến 5 tuổi cần ngủ 11 – 13 giờ/ngày
- Trẻ từ 5 – 12 tuổi cần ngủ 10 – 11 giờ/ngày
- Trẻ vị thành niên cần ngủ 9 – 10 giờ/ngày
2. Rối loạn ngưng thở khi ngủ
Những tác hại khi trẻ bị thiếu ngủ
Chứng rối loạn ngưng thở khi ngủ chính là “thủ phạm” khiến trẻ mắc bệnh béo phì cao gấp 2 lần khi đạt đến thời điểm 7, 10 và 15 tuổi. Biểu hiện của chứng bệnh này là khi ngủ bé sẽ ngáy và thở chủ yếu bằng miệng,… Nguyên nhân dẫn đếm tính trạng rối loạn ngưng thở khi ngủ ở trẻ là do vòm họng to hoặc bị viêm amiđan. Để nhanh chóng khắc phục tình trạng này, phụ huynh cần đưa con đến gặp bác sĩ để sớm được điều trị kịp thời.
Bí quyết hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ
- Trước 15 – 30 đến giờ đi ngủ, bố hoặc mẹ hãy yêu cầu con lên giường nằm và đọc sách hoặc kể truyện cho chúng nghe. Những câu chuyện kể sẽ trước giờ đi ngủ là phương pháp rất hiệu quả giúp phụ huynh tập cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ được đông đảo các bậc phụ huynh trên thế giới kiểm chứng.
- Đừng nên để trẻ đi ngủ một cách tư nhiên và tuyết đối không nên đu đưa, lắc đù, và bế chúng trẻ khắp nhà để ru ngủ.
- Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn hoặc uống những đồ uống có chứa cafein, nước có ga, chocolate,… trước giờ đi ngủ.
- Phòng ngủ của trẻ nên tránh xa những thiết bị công nghệ như tivi, laptop, ipad, điện thoại,…những đồ dễ gây phiền hà đến giấc ngủ của bé.
- Không nên cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày. Nếu ban ngày mẹ cho trẻ ngủ quá nhiều thì bé sẽ thức khuya và ngủ không ngon giấc về đêm. Ngược lại, ban ngày mẹ chỉ nên cho trẻ ngủ từ 30 phút đến 1 tiếng sẽ giúp giấc ngủ về đêm của bé được sâu và ngon giấc hơn. Bởi giấc ngủ ban ngày sẽ không có tác dụng ngăn chặn nguy cơ béo phì của trẻ.
Babymart.vn/Tổng hợp

Bình luận