Phương pháp giúp trẻ kiềm chế cơn giận dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh điều chế được cảm xúc của bé hướng đến sự tích cực, phát triển nhân cách tốt trong tương lai. Khi lên 3 tuổi, trẻ đã biết thể hiện sự yêu ghét rõ rệt, đồng thời có thể tỏ thái độ giận dữ để “trả lời” những điều trái ý và khiến bé không thích. Tuy nhiên giân dữ không phải là cảm xúc tốt có thể biến bé trở thành người xấu và các ông bố đều muốn ngăn chặn cảm xúc này ở bé.
Dưới đây là những bí quyết giúp phụ huynh kiếm chế cơn giân của bé:
Cách 1: Khi bé giận dữ, bố/mẹ có thể giải tỏa cơn giận của con bằng cách yêu cầu con đóng đinh vào góc ván nào đó cố định. Sau Khi đóng đinh xong chắc chắn cơn giận của bé sẽ được xoa dịu và biến mất.
Cách 2: Yêu cầu trẻ viết những điều khiến cơn thịnh nộ bộc phát vào giấy sau đó xe tờ giấy đó đi cũng sẽ giúp bé giải tỏa được cơn giận. Nếu bé chưa thể viết được, mẹ hãy yêu cầu bé nói ra điều làm chúng bực bội, nói ra hết thì cơn giận cũng dịu lại.
Cách 3: Đưa trẻ đi bơi hoặc tắm, cùng vui đùa với trẻ trong nước cũng giúp xua tan cảm xúc giận dữ của bé.
Cách 4: Tìm chuyện hài hước để nói với bé để đánh lạc hướng cơn giận cũng rất hiệu quả.
Đối với những trẻ rất thường xuyên thể hiện sự giận dữ, phụ huynh có thể sự dụng những bí quyết dưới đây:
Tránh tranh cãi với trẻ đang giận
Khi trẻ đang giận, bộ mẹ không nên cố gắng giải thích hay lớn tiếng với chúng. Điều này chỉ khiến cho cơn giận của bé trở nên tồi tệ hơn. Do vậy, bố mẹ hãy để cho chúng không gian riêng để bình tĩnh lại. Sau đó, bố mẹ có thể truyền cho chúng nghe những suy nghĩ và ý kiến đóng góp của mình về cơn giận của trẻ, lúc này chúng sẽ lắng nghe, thấu hiểu hơn và tự biết kiềm chế cơn giận của mình sau này.
Bắt nhịp được biểu cảm cảnh báo cơn giận
Những biểu hiện giận dữ phổ biến của trẻ là nhịp thở tăng, răng nghiến chặt, cơ mặt căng thẳng,…Bố mẹ nên nhận biết những biểu hiện này và tỏ thái độ “hợp tác” để giúp trẻ loại bỏ, ngăn chặn diễn biến tâm lý phức tạp của chúng.
Thiết lập giới hạn ngay từ khi còn nhỏ
Trong những năm đầu đời, đừng vì con quá nhỏ không biết gì mà bố mẹ cứ nuông chiều con, đáp ứng hết những gì chúng muốn. Cứ như thế, đến một lúc nào đó bạn từ chối bé điều gì thì chúng sẽ nổi cơn giận. Vì vậy, ngay từ khi còn bé, bố mẹ cần nên nói “không” với trẻ ở những trường hợp không nên, không cần thiết để bé nắm rõ giới hạn của bản thân.
Gần gũi với trẻ trong các hoạt động
Trẻ nhỏ rất cần được gần gũi và nhận được sự quan tâm của bố mẹ, điều này sẽ giúp tâm lý của bé cảm nhận sự an toàn, yêu thương. Điều này sẽ giúp bé phát triển tốt và làm xoa dịu những cơn giận của chúng. Do vậy, bố mẹ hãy thường xuyên cùng trẻ tham gia vào một số hoạt động để tình cảm thêm gắn kết.
Tôn trọng trẻ dù chúng không tốt
Đối với những đứa trẻ không tốt, bố mẹ thể hiện sự quan tâm và cố gắng chỉ ra những mặt tốt của con. Điều này sẽ giúp hành vi đạo đức của trẻ được cũng cố và phát triển tích cực hơn.
Dạy cho trẻ cách giao tiếp tích cực
Ngay từ nhỏ, bố mẹ, thầy cô nên dạy cho trẻ cách giao tiếp văn minh, không nên chửi thề, nói bậy. Tích cực truyền cho bé cách thể hiện cảm xúc, thái độ bằng những lời nói đẹp và có ý nghĩa.
Làm gương cho con
Trẻ nhỏ thường rất dễ học theo gương của bố mẹ. Chính vì thế, phụ huynh cũng cần kiếm chế cơn giận dữ của mình và cư xử cho đúng mực. Điều này sẽ rất hiệu quả trong việc giúp bé dần thiết thập cảm xúc tốt, kiềm chế tốt các cơn giận của mình.
Babymart.vn/Tổng hợp