9 phương pháp đơn giản giúp trẻ tăng cường sức đề kháng như cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn sữa chua vào mỗi buổi tối, massage, đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh,… sẽ rất tốt để bồi dưỡng cho chúng một sức khỏe khỏe mạnh. Bên cạnh đó, việc bổ sung dinh dưỡng đủ chất cho bé cũng rất cần thiết, nên tăng cường những thực phẩm giàu chất đạm, sắt, kẽm, canxi, iốt, vitamin A,...
Dưới đây là 10 phương pháp đơn giản giúp trẻ tăng cường sức đề kháng mẹ cần nắm rõ:
1. Sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất vô cùng quý giá chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, chất kháng thể giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa được nhiều bệnh tật như tim mạch, béo phì, dị ứng, nhiễm trùng, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy,… Đó là lý do vì sao, nhiều chuyên gia khuyến khích các mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và kéo dài càng lâu càng tốt.
2. Rèn cho trẻ thói quen sống lành mạnh
Đối với trẻ, mẹ nên thường xuyên vuốt ve để giúp máu trong người bé được tuần hoàn, tăng cường miễn dịch, hệ tiêu hóa, ít quấy khóc và ngủ ngon hơn. Thêm vào đó, mẹ cũng nên cho bé uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, thường xuyên tiếp xúc với môi trường sống xung quanh để hình thành được sức đề kháng tự nhiên để phản kháng lại các tác nhân gây hại bên ngoài.
Hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ như rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc bị quấy bẩn. Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Bên cạnh đó, rèn cho bé thói quen tập thể dục cùng gia đình hằng ngày như đi xe đạp, chạy bộ, đi bộ, bóng rổ,…để nâng cao sức khỏe, tiêu diệt các khối u và tế bào nhiễm virus trong cơ thể.
3. Massage
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ được massage thường xuyên có cơ thể khỏe mạnh, ít quấy khóc hoặc bệnh tật hơn so với những trẻ bình thường khác. Massage ngoài có tác dụng giúp bé thư giãn, giảm đau, hạn chế các bệnh thường gặp còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện hệ tuần hoàn, vận chuyển bạch huyết đi khắp cơ thể để loại bỏ các độc tố gây hại.
4. Cho trẻ ngủ đủ giấc
Giấc ngủ nắm vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, nếu không được ngủ đủ giấc sẽ khiến cơ thể của bé bị suy giảm hệ miễn dịch, không thể kháng lại sự tấn công của các vị khuẩn, tế bào gây bệnh. Do vậy mẹ cần đảm bảo giấc ngủ đủ giấc cho bé mỗi ngày. Mỗi ngày, trẻ sơ sinh cần ngủ 18 tiếng, trẻ mới biết đi cần 12 – 13 tiếng và 10 tiếng cần cho bé trong độ tuổi mẫu giáo. Nếu ban ngày, trẻ ngủ ít thì mẹ nên cho bé ngủ sớm vào buổi tối.
5. Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh
Phụ huynh đừng nghĩ rằng, cứ mỗi lần trẻ bị bệnh là nên cho chúng uống thuốc sẽ nhanh hết bệnh. Như thế sẽ dễ khiến cơ thể bé bị “tê liệt” với thuốc khi gặp phải bệnh nặng hơn. Các nhà khoa học Mỹ cho biết, thuốc kháng dùng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra nhưng đa số các bệnh trẻ thường gặp là do virus. Nên nếu phụ huynh cứ cho trẻ uống thuốc kháng sinh mỗi lần bị bệnh sẽ làm cho vi khuẩn quen thuộc với thuốc, chúng sẽ không bị tiêu diệt mà có thể gây ra các bệnh khác.
Do vậy, khi trẻ mới chớm bệnh, phụ huynh không cần phải cuốn cuồng cho chúng uống thuốc kháng sinh mà thay vào đó hãy để sơ thể chúng tự kiếm soát và chống lại bệnh bằng cách ăn uống đủ chất, vận động cơ hợp lý.
6. Tránh khói thuốc lá
Theo kết quả phân tích, trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 chất độc hại, chúng có thể tiêu diệt các tế bào trong cơ thể và gây kích ứng. Trong khí đó, hệ thống lọc chất độc của trẻ chưa được hoàn thiện, nên nếu hít phải khói thuốc sẽ tăng cao nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, nhiễm trùng, viêm phế quản và có thể dẫn đến tử vong. Không những thế, khói thuốc lá còn làm suy giảm hệ thống miễn dịch và ảnh hưởng tiêu cực đến các tế bào thần kinh của trẻ.
7. Tăng cường dinh dưỡng nâng cao đề kháng
Để giúp tăng cường sức đề kháng, mẹ cần bồi bổ cho trẻ những loại thực phẩm giàu đạm, vitamin, sắt, kẽm, canxi,… nhằm duy trì trình trạng sức khỏe khỏe mạnh, giảm một số bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp, cảm cúm, lạnh, chống nhiễm khuẩn. Những nguồn dưỡng chất trên có nhiều trong các loại thực phẩm dinh dưỡng như thịt đỏ, trứng, rau củ, trái cây tươi,…
8. Cho trẻ ăn sữa chua vào mỗi tối
Sữa chua là sản phẩm từ sữa đã qua quá trình lên men, có tác dụng giúp trẻ tăng cường miễn dịch, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có lợi phát triển và tiêu diệt vi khuẩn có hại trong cơ thể. Theo kết quả nghiên khoa học nghiên cứu, những trẻ ăn sữa chua mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng tai, cảm lạnh và viêm họng lên đếm 19%. Không những thế, sữa chua cũng giúp bé hạn chế được các bệnh tiêu chảy, táo bón, đầy hơi. Canxi trong sữa chua giúp hệ tiêu hóa được cải thiện, kẽm sẽ kiềm hãm vi khuẩn gây viêm loét dạ dày phát triển. Do vậy, mẹ nên cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày, tốt nhất là vào buổi tối – thời điểm hấp thu tốt nhất.
9. Phòng bệnh cho trẻ
Mẹ nên nắm lịch và cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ các vắc xin phòng bệnh như ho gà, viêm gan siêu vi, uốn ván, viêm não, bạch cầu,… Trong thời gian dịch bệnh, mẹ nên hạn chế đứa trẻ đến nơi đồng người hoặc tiếp xúc với người bệnh. Bệnh cạnh đó, cần bảo vệ vệ sinh sạch sẽ nhằm ngăn chặn các mầm bệnh xâm nhập, tránh gió, mặc quần áo cotton hút mồ hôi, đủ ấm.
Babymart.vn/Tổng hợp