Rèn kỹ năng cho trẻ sơ sinh trong 12 tháng đầu đời

Rèn kỹ năng cho trẻ sơ sinh trong 12 tháng đầu đời thật sự rất quan trọng cho quá trình tạo đà phát triển ở tương lai. Vì vậy, mẹ nắm một số kiến thức cơ bản để giúp bé tiếp thu và phát huy những kỹ năng tích cực ngay từ khi lọt lòng mẹ như phát triển khả năng quan sát, nghe, giao tiếp, phân biệt màu sắc, làm quen với chữ cái,...
1. Tháng thứ nhất
Những ngày khi mới sinh, tầm nhìn của trẻ rất hạn chế, chỉ nằm trong từ 20 - 40cm vì vậy bé chỉ có thể nhìn, quan sát vào khuôn mặt của người đối diện. Chính vì thế, mẹ hãy luôn giữ khuôn mặt mình thật gần với tầm nhìn của bé.
Rèn kỹ năng cho trẻ sơ sinh trong 12 tháng đầu đời

Hãy luôn để khuôn mặt của mẹ thật gần với tầm nhìn của bé

2. Tháng thứ 2
Ở tháng thứ 2, bé bắt đầu cố gắng bắt chước những hoạt động và giọng nói của mẹ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phối hợp giữa mắt và tay. Do đó ở thời điểm này, mẹ nên tăng cường các hoạt động ca hát và vỗ tay để bé bắt chước giúp phát triển tầm nhìn và khả năng vận động. Ngoài ra, còn nhiều hoạt động khác mẹ có thể làm như ôm bé, cười, lè lưỡi,... bé sẽ nhanh chóng sao chép trong vài tháng tới.
3. Tháng thứ 3
Thời gian này, trẻ bắt đầu hình thành khả năng cầm nắm, quan sát đồ vật. Vậy nên để kích thích khả năng phối hợp giữa mắt và tay của bé phát triển, mẹ có thể cho bé cầm nắm những loại đồ chơi nhỏ, xúc xắc nhiều màu,...thậm chí đưa chúng lên cao để nhử bé nắm bắt, dần dần hình thành lực tự nhấc đầu lên. Thêm vào đó mẹ cũng nên cho bé nhìn thấy hình ảnh của chính mình trong gương để gây sự hứng thú tò mò, khám phá bản thân giúp bé nhanh chóng phát triển.
4. Tháng thứ 4
Vào 4 tháng tuổi, các kỹ năng vận động, xã hội và ngôn của trẻ phát triển rất nhạy bén. Bé bắt đầu biết thể hiện cảm xúc để phán ứng với hoàn cảnh như thích thú, vui vẻ khi được nhận một đồ chời, mếu máo, khóc lóc khi bị lấy đi hoặc giận dữ với điều gì đó không hài lòng, cảm thấy sợ người đàn ông rậm râu,... Từ tuần thứ 14, bé bắt đầu có phản ứng khi bị cù vào người.
5. Tháng thứ 5
Thời điểm này, trẻ bắt đầu biết nói bập bẹ. Vì vậy mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với bé và lặp đi lặp lại một từ để tạo điều kiện cho bé bắt chước qua cách nhìn khẩu hình miệng của mẹ và  ú ớ giao tiếp. Cách này giúp bé phát triển kỹ năng phối hợp giữa tai và mắt.
6. Tháng thứ 6
Tháng thứ 6, hệ xương của trẻ phát triển cứng cáp hơn nên sẽ biết ngồi và học cách di chuyển xung quanh. Để dạy cho bé tập bò, phụ huynh có thể đặt bé nằm úp sau đó đặt đồ chơi trên sàn để kích thích trẻ bò đến để cầm lấy. Chú ý rằng, tuổi này trẻ thường hay cho những thứ cầm được vào miệng vì thế các vật đưa bé tiếp xúc, cầm nắm phải đủ lớn để bé không cho vào miệng, tránh các tai nạn đáng tiếc, hóc dị vật,...
7. Tháng thứ 7
Giai đoạn này, khả năng sử dụng đôi tay của bé trở nên thành thạo hơn, cầm nắm chắc chắn hơn, kích thích các kỹ năng vận động phát triển mạnh. Thấm chí, sức của trẻ có thể nhỏ được cây cỏ ngoài sân nhà.
8. Tháng thứ 8
Thời điểm này trí não bé phát triển đủ để tiếp thu từ và nhận biết về không gian. Do vậy, mẹ có thể cho bé nhìn thấy món đồ chơi, sau đó đặt nó vào cái chén và hỏi "Đồ chơi của con ở đâu?" và bé sẽ chỉ chính xác vị trí của món đồ chơi đó. Tương tự, mẹ có thể hỏi và để bé trả lời về các bộ phận trên cơ thể bằng cách dùng tay chỉ ví dụ: "Mắt con ở đâu", "Chân con ở đâu?", "Miệng con ở đâu?",...
9. Tháng thứ 9
9 tháng tuổi, bé bắt đầu tinh nghịch, thích thú với các đồ vật có khớp nối như bía cứng trang sách, đồ chơi có nắp bật mở, cửa tủ,... Khi các đồ vật mở ra đóng vào sẽ gây cho chúng sự tò mò và nâng cao sự phối hợp giữa tay và mắt.
10. Tháng thứ 10
Bé bắt đầu biết tìm kiếm những đồ dùng, vật dụng bị giấu kín. Ví dụ, mẹ lấy món đồ chơi yếu thích của bé đặt vào một chiếc hộp để bé thấy. Sau đó, mẹ đem chiếc họp đó giấu đi ở một nơi bé dễ thấy và yêu cầu trẻ đi tìm món đồ chơi của mình. Như thế, bé sẽ dễ dàng tìm ra đồ chơi mà không cần có sự trợ giúp.
11. Tháng thứ 11
Rèn kỹ năng cho trẻ sơ sinh trong 12 tháng đầu đời
11 tháng tuổi, bé có thể phát triển ngôn ngữ thông qua những trò chơi, cuộc trò chuyện và ca hát
Khi trẻ 11 tháng tuổi, phụ huynh hãy tăng cường trò chuyện với bé, nghĩ ra nhiều trò chơi thú vị giúp bé rèn luyện khả năng tư duy và phát triển ngôn ngữ. Mẹ nên cho bé thất những gì mình đang làm, giải thích một cách đơn giản cho bé hiều và đặt câu hỏi cho bé trả lời thông qua cư chỉ, lời nói bập bẹ
12. Tháng thứ 12
Đối với những trẻ biết nói sớm thì 12 tuổi bé có thể nói được rất nhiều từ, biết đi thành thạo và trưởng thành hơn một chút, biết được nhiều kha khá lượng kiến thức sống đầu đời. Tuy nhiên ở thời này vẫn cho nhiều bé vẫn chưa biết nói và phụ huynh nên kiêng trì dạy bé nói từng tiếng đơn giản và dần ráp 2, 3 từ và thành câu hoàn chỉnh. 
12 tháng đầu đời là thời điểm nền tảng cho các mốc phát triển quan trọng của bé, chính vì thế các bậc phu huynh hãy cố gắng dành thời gian ở bên và dìu dắt trẻ phát triển từng ngày, để khám phá được những tiềm năng và giúp con phát huy ngay từ khi còn nhỏ.
Babymart.vn/Tổng hợp

Bình luận